Hướng dẫn làm website bằng WordPress [update 2024]

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách tạo web trên WordPress từ A đến Z – một trong những nền tảng web phổ biến nhất hiện nay. Từ đó giúp bạn có thể dễ dàng tạo trang web WordPress đẹp mắt và chuyên nghiệp chỉ với chi phí khoảng 33 đô la.

Trong thời đại công nghệ số ngày nay, việc sở hữu một trang web là rất quan trọng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn nghĩ rằng việc tạo một trang web là một việc khó khăn và tốn kém, chỉ dành cho các chuyên gia.

Thực tế, việc tạo một trang web không hề khó. Với sự trợ giúp của các công cụ và nền tảng web hiện đại, bạn có thể dễ dàng tạo một trang web chuyên nghiệp, ngay cả khi bạn không có kiến thức về lập trình web.

Lợi ích của việc tự tạo website:

  • Tiết kiệm chi phí: Bạn không cần phải thuê web developer hoặc designer để tạo trang web cho mình.
  • Tự chủ: Bạn có thể dễ dàng thay đổi và cập nhật trang web của mình bất cứ lúc nào.
  • Tăng khả năng cạnh tranh: Việc sở hữu một trang web chuyên nghiệp sẽ giúp bạn cạnh tranh với các đối thủ của mình.

Ngay sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về quy trình tạo trang web WordPress một cách tổng quan. Chỉ với 8 bước đơn giản, và bạn sẽ có thể tự tạo cho mình 1 trang web chuyên nghiệp với WordPress.

Xem thêm: Cách tạo web truyện tranh và cách đăng truyện trên WordPress.

Chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc chọn nền tảng, chọn 1 tên miền đẹp và đăng ký 1 dịch vụ lưu trữ (hosting / web server) uy tín. Sau đó, chúng ta sẽ tạo trang web với WordPress, tùy chỉnh giao diện với Theme (chủ đề) và Plugin (tiện ích mở rộng). Cuối cùng là tìm hiểu cách để tạo các trang nội dung (page / post) cho website.

Bước 1: Lựa chọn nền tảng WordPress để xây dựng website

Hiện nay, có rất nhiều nền tảng để bạn lựa chọn và xây dựng website, nhưng WordPress là lựa chọn tốt nhất, bởi vì:

  • Mã nguồn mở.
  • Miễn phí.
  • Phù hợp với mọi loại trang web.
  • Thân thiện, dễ sử dụng.
  • Nhanh, mạnh và bảo mật cao.
  • Hỗ trợ rất tốt cho việc truyền thông / marketing (SEO, Social Promotion,…).

Và 1 lưu ý quan trọng là trong nội dung hướng dẫn này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách xây dựng trang dựa trên nền tảng phần mềm mã nguồn mở WordPress (WordPress.org), không phải WordPress.com

Tao website bang WordPress - img 01 - lua chon nen tang WordPress

Lưu ý: ở bước này, bạn chưa cần thực hiện bất kỳ công việc cụ thể nào, chỉ đơn giản là để bạn hiểu rõ hơn về WordPress và cách tự tạo một website bằng WordPress. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm cách tạo blog WordPress trên 2 nền tảng WordPress.org và WordPress.com tại đây:

Bước 2: Đặt tên cho website, đăng ký domain và hosting

Trong toàn bộ quá trình tạo website, có lẽ việc lựa chọn tên cho trang web sẽ là phần thú vị nhất. Xem bài viết chi tiết: Cách đặt tên domain đẹp.

Về cơ bản, bạn có toàn quyền tự do ở đây. Bạn có thể chọn bất kỳ tên nào mà bạn muốn cho trang web của mình. Tuy nhiên! Vẫn còn một số vấn đền bạn cần hiểu rõ.

Trước tiên, có gần 2 tỷ trang web trên internet (tính đến thời điểm bài viết này được cập nhật). Nghĩa là việc để bạn tìm ra 1 cái tên đẹp và duy nhất có thể sẽ có chút khó khăn.

Việc đẹt tên cho trang web của bạn (và đăng ký tên miền cho website của bạn) thường phụ thuộc vào tên của tổ chức của bạn (đây là cách tốt nhất) hoặc một cụm từ liên quan đến lĩnh vực bạn hoạt động, nhưng thường sẽ phải có thêm một vài từ (hoặc ký tự) để tạo nên một cái tên thương hiệu độc đáo. Tóm lại, kinh nghiệm đặt tên (và tên miền) cho website sẽ như sau:

  • Thể hiện tính thương hiệu.
  • Ngắn gọn, dễ nhớ.
  • Dễ gõ và không gây nhầm lẫn. Tránh tạo ra tên miền khó gõ hoặc dễ bị hiểu lầm.
  • Chứa từ khóa liên quan đến lĩnh vực của bạn.

Mua tên miền và hosting:

Xem thêm:

💡 Lưu ý. Mặc dù có thể bạn nghĩ rằng việc mua domain và hosting sẽ cần phải có những kiến thức nhất định về kỹ thuật, nhưng thực sự công việc này rất dễ dàng. Quy trình bên dưới đây đã được chúng tôi đơn giản hóa đến mức bất kỳ có có thể làm được chỉ sau vài chú nhấp chuột.

Bên ngoài thị trường có hàng trăm công ty cung cấp dịch vụ domain & hosting. Nhưng để tiết kiệm thời gian cho bạn, chúng tôi đề xuất Bluehost. Và đây là lý do:

  • Bluehost là một nhà cung cấp hosting uy tín.
  • Hosting Bluehost tối ưu hóa rất tốt cho WordPress, đảm bảo trang web của bạn sẽ hoạt động mượt mà, ổn định và bảo mật.
  • Là một trong số ít công ty được khuyến nghị trên trang web chính thức của WordPress (wordPress.org).
  • Giá rẻ (chỉ từ $2.75/tháng).
  • Dễ sử dụng và thích hợp cho người mới bắt đầu.
  • Bạn sẽ được tặng kèm domain khi đăng ký hosting.

Tóm tắt quá trình đăng ký hosting (kèm theo tên miền miễn phí) và khởi tạo 1 website WordPress tại Bluehost.com như sau:

  • Truy cập Bluehost.com và chọn gói hosting.
  • Đăng ký 1 tên miền mới (miễn phí).
  • Yêu cầu Bluehost cài đặt và cấu hình phiên bản WordPress sạch sẽ trên hosting.
  • Website WordPress của bạn được kích hoạt và có thể bắt đầu hoạt động.

Ok, hãy tìm hiểu chi tiết từng bước:

Trước hết, hãy truy cập trang chủ của Bluehost (https://bluehost.com). Tiếp theo, bạn cần lựa chọn gói hosting cho website.

Nếu bạn đang làm 1 trang web mới tinh, bạn nên chọn gói Basic – giá 2.75 đô/tháng.

Lam web bang WordPress - img 02 - mua hosting Bluehost - chon goi hosting Basic

Ở bước tiếp theo, hãy nhập tên miền mà bạn đã chọn.

Lam web WordPress - img 03 - mua hosting Bluehost duoc tang ten mien

Tiếp theo, cung cấp thông tin cá nhân của bạn:

Cach tao website bang WordPress - img 04 - mua hosting Bluehost - dien thong tin ca nhan

Tiếp theo, hãy kiểm tra lại và xác nhận các thông tin của gói hosting mà bạn đã chọn.

Tao website WordPress - img 05 - mua hosting Bluehost - kiem tra lai thong tin goi hosting ban dang ky

Lưu ý: Tổng chi phí cho 12 tháng (bao gồm hosting và domain) là 33 đô la.

Tiếp theo, hãy hoàn tất việc mua hàng bằng cách click nút SUBMIT (gửi).

Bước 3: Cài đặt WordPress và làm quen với giao diện quản trị (Dashboard)

Trong bước này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách cài đặt WordPress, một quá trình thực sự đơn giản.

Và điều thú vị là bạn không cần tự cài đặt WordPress. Tại sao phải làm như vậy khi bạn có thể nhờ họ thực hiện miễn phí hoàn toàn! Dưới đây là cách:

Ngay sau khi bạn hoàn tất quá trình đăng ký hosting, bạn sẽ nhận được một email từ Bluehost với thông tin về cách đăng nhập vào tài khoản của bạn và bắt đầu làm việc trên trang web của bạn.

Khi bạn đã đăng nhập, Bluehost sẽ cung cấp hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bạn quá trình cài đặt WordPress trên hosting.

Để bắt đầu, hãy vào My Sites (trang web của tôi):

Huong dan lam website bang WordPress - img 06 - cai dat WordPress - dang nhap bluehost, chon My Sites

Tiếp theo, nhấp chuột vào Add Site (thêm trang web) và sau đó là Create new site (tạo trang web mới):

Huong dan tao website bang WordPress - img 07 - cai dat WordPress - chon Create Site

Tất cả những gì Bluehost cần để cài đặt WordPress cho bạn là tên của trang web mới và tên người dùng/mật khẩu mà bạn muốn sử dụng khi quản lý WordPress. Khi bạn hoàn thành hướng dẫn, trang web của bạn đã được cài đặt và sẵn sàng!

Để cài đặt WordPress trên hosting Bluehost, bạn chỉ cần cung cấp tên trang web mới của bạn, cùng với đó là usernamepassword (để bạn đăng nhâp trang quản trị trang web WordPress của bạn).

Đăng nhập vào trang Dashboard (bảng điều khiển)

Bây giờ bạn có thể đăng nhập vào trang quản trị WordPress tại địa chỉ: www.YOURDOMAIN.com/wp-admin/

Giao diện đăng nhập sẽ giống như bên dưới:

Lap trang web bang WordPress - img 08 - dang nhap WordPress Dashboard

Bạn đăng nhập bằng cách sử dụng thông tin đăng nhập mà bạn vừa mới cài đặt ở bước 2.

Sau khi đăng nhập thành công, bạn sẽ thấy giao diện trang quản trị của WordPress như sau:

Cach tao web tren WordPress - img 09 - giao dien WordPress Dashboard

Giải thích:

  • (1) Thông báo chào mừng: Khu vực quan trọng nhất của bảng điều khiển được liệt kê dưới dạng liên kết tắt nhanh, thường là liên kết tắt đến cách tạo trang web.
  • (2) Trạng thái hiện tại của trang web và một số thông tin cập nhật.
  • (3) Post (Bài viết): Nơi quản lý (thêm mới, sửa, xóa) bài viết trên website.
  • (4) media (Thư viện): Nơi quản lý hình ảnh, video và cac loại file đa phương tiện khác.
  • (5) Page (Trang): Tạo các trang con cho website.
  • (6) Comtent (Bình luận): Kiểm duyệt bình luận.
  • (7) Appearance (Giao diện): Thay đổi hoặc tùy chỉnh thiết kế giao diện website.
  • (8) Plugin (Tiện ích mở rộng): Giúp website có thêm các tính năng nâng cao.
  • (9) User (Người dùng): Quản lý tài khoản người dùng có thể truy cập vào Dashboard (trang quản trị trang web).
  • (10) Setting (Cài đặt) – Một số tùy chỉnh chính cho website.

Ở bước này này, bạn thực hiện một số cài đặt cơ bản như sau:

1. Đặt tiêu đề và mô tả trang web của bạn

Vào Settings (Cài đặt) → General (Chung) → chỉnh Tiêu đềMô tả cho trang web của bạn.

2. Public (công khai) trang web

Chắc chắn bạn sẽ muốn Google (hay bất kỳ công cụ tìm kiếm nào khác, ví dụ như Bing search, Coccoc search,…) có thể tìm thấy và index (lập chỉ mục) trang web của bạn. Hãy vào Settings (Cài đặt) → Reading (Đọc) → đảm bảo không đánh dấu (bỏ chọn) Discourage search engines… (tạm dịch: ngăn các công cụ tìm kiếm…).

Tao website bang WordPress- img 10 - khong tick chon Discourage search engines from indexing this site

3. Đặt múi giờ

Đặt múi giờ đúng cách sẽ làm cho việc xuất bản các trang và bài viết mới dễ dàng hơn.

Bạn có thể đặt múi giờ trong phần Settings (Cài đặt) → General (Chung).

Ngoài ra, bên dưới đây là một số tùy chọn khác, bạn có thể xem xét thực hiện:

4. Đặt liên kết cố định (permalinks)

Liên kết cố định là cách bạn tùy chỉnh cấu trúc cho URL của trang con bên trong website.

Để tùy chỉnh liên kết cố định, bạn vào Settings (Cài đặt) → Permalinks (Liên kết cố định).

Để tối ưu nhất, bạn nên chọn như hình bên dưới.

Lam web bang WordPress - img 11 - cau hinh permalink

5. Mở (cho phép) hoặc tắt (không cho phép) bình luận

Việc cho phép hoặc tắt bình luận trên trang web của bạn tùy thuộc vào bạn.

Một mặt, để độc giả để lại ý kiến và câu hỏi dưới các bài viết/trang có thể tạo cơ hội tốt để xây dựng cộng đồng xung quanh trang web. Nhưng mặt khác, bạn sẽ phải xử lý việc quản lý spam.

Bạn có thể cho phép hoặc tắt bình luận trong phần Settings (Cài đặt) → Discussion (Thảo luận).

Lam web WordPress - img 12 - tick chon allow people to post comments on new articles

6) Tắt pingbacks và trackbacks

Pingbacks và trackbacks từ lâu đã không còn tác dụng gì nhiều đối với website. Do đó, bạn hãy tắt chúng bằng bỏ chọn chung trong Settings (Cài đặt) → Discussion (Thảo luận).

Cach tao website bang WordPress - img 13 - tat ping back va track back

Ok, bây giờ hãy tiếp tục với những công việc thú vị hơn.

Bước 4: Chọn theme (chủ đề) và thiết kế giao diện website

Xem bài viết chi tiết:

Một ưu điểm tuyệt vời của WordPress là bạn có thể dễ dàng thay đổi giao diện của trang web chỉ bằng một cú nhấp chuột.

Ví dụ, đây là giao diện mặc định của trang web:

Tao website WordPress - img 14 - giao dien mac dinh cua WordPress

Chỉ cần vài cú click chuột với việc sử dụng một theme miễn phí phổ biến như Hestia, bạn thay đổi giao diện trang web như bên dưới:

Huong dan lam website bang WordPress - img 15 - cai theme de thay doi giao dien website WordPress

Dưới đây là cách thực hiện:

1. Lựa chọn một Theme (Chủ đề) mà bạn thích

Chọn giao diện (theme) cho website WordPress là một bước quan trọng và thú vị. Themes là bộ giao diện đã được thiết lập trước để thiết lập giao diện cho trang web WordPress.

Lựa chọn theme nên dựa trên mục đích của trang web của bạn, có thể là bán hàng, viết blog cá nhân, doanh nghiệp, hoặc thậm chí là trang web thương mại điện tử. Theme sẽ thay đổi cách trang web được trình bày, nhưng nội dung vẫn giữ nguyên.

Tại WordPress.org, bạn có hàng trăm theme miễn phí để lựa chọn. Ngoài ra, còn có rất nhiều theme miễn phí và trả phí trên các trang web của bên thứ ba, ví dụ như ThemeForest (https://themeforest.net/).

Xem thêm:

Mặc dù theme trả phí thường sẽ tốt hơn, nhưng theme miễn phí sẽ là một lựa chọn tốt để bắt đầu. Rất nhiều theme miễn phí có đầy đủ tính năng cần thiết cho một website cơ bản.

🎨 Lưu ý. Bây giờ, để minh họa cách hoạt động của theme, chúng ta sẽ sử dụng ví dụ với theme phổ biến là Hestia.

2. Cài đặt theme

Dưới đây là cách đơn giản nhất để cài đặt theme.

Tìm đến mục Appearance (giao diện) → Themes (chủ đề) → Add New (thêm mới).

Huong dan tao website bang WordPress - image 16 - Cach cai dat theme WordPress - chon Appearance - chon Add New

Sau đó, nhập tên theme bạn muốn cài đặt:

Lap trang web bang WordPress - image 17 - Cach cai dat theme WordPress - nhap ten theme vao o tim kiem

Bạn sẽ thấy nó được hiển thị ở ngay  bên dưới. Chỉ cần nhấp vào nút Install (Cài đặt):

Cach tao web tren WordPress - img 18 - cach cai dat theme wordpress - chon install de cai dat theme

Sau khi cài đặt hoàn tất, nhấp Activate (Kích hoạt) để áp dụng theme trên trang web của bạn.

Hestia là một trong những chủ đề miễn phí phổ biến và cung cấp nhiều tính năng tuyệt vời. Để khám phá các tính năng của Hestia, hãy nhấp vào “Get started with Hestia“.

Tao website bang WordPress - img 19 - Cach cai dat theme WordPress - tim hieu them chi tiet ve theme

Tại đây, bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về theme Hestia.

Ok, bây giờ website của bạn đã được thiết lâp giao diện mới. Bạn có thể xem các thay đổi bằng cách đơn giản là truy cập YOURDOMAIN.com.

Tiếp theo, hãy thử tùy chỉnh sâu hơn cho giao diện website.

3. Tùy chỉnh theme

Xem thêm: Cách chỉnh sửa theme WordPress giống demo.

Mặc dù sau khi cài đặt theme, giao diện website có thể đã tốt hơn rất nhiều, nhưng bạn vẫn nên tùy chỉnh thêm để phù hợp hơn với nhu cầu của bạn. Đừng lo, mọi thứ hoàn toàn dễ dàng.

Truy cập  Appearance (Giao diện) → Customize (Tùy chỉnh).

Lam web bang WordPress - img 20 - cach tuy chinh theme

Bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu với trang chủ, vì đó là phần quan trọng nhất.

Tùy chỉnh trang chủ.

Lam web WordPress - img 21 - cach tuy chinh giao dien trang chu

Hãy làm theo các bước sau:

  1. Tại thanh bên trái, bạn tìm đến mục Homepage Setting (Cài đặt trang chủ).
  2. Chọn A static page (Một trang tĩnh).
  3. Nhấp vào Add New (Thêm mới), để tạo một trang mới (đó sẽ trang chủ mới của website).
  4. Đặt tên cho trang mới đó là “TRANG CHỦ” và nhấp vào Add (Thêm).

Việc làm này sẽ tạo 1 trang chủ tùy chỉnh thay vì hiển thị danh sách các bài viết mới nhất.

Cach tao website bang WordPress - img 22 - tao ra 1 trang chu moi

Tiếp theo, thay đổi tiêu đề của trang chủ bằng cách nhấp vào biểu tượng hình cái bút chì ở gần tiêu đề.

Tao website WordPress - img 23 - nhap chuot vao bieu tuong but chi de thay doi noi dung tieu de trang chu

Tiếp theo, một bảng tùy chỉnh sẽ xuất hiện bên trái.

Huong dan lam website bang WordPress - img 24 - sau khi nhap vao bieu tuong but chi, hay thay doi noi dung tai cac truong tuong ung

Tại đó, bạn có thể:

  • Thay đổi hình nền – hãy thay hình nền khác liên quan đến doanh nghiệp của bạn hơn.
  • Thay đổi tiêu đề.
  • Thay đổi đoạn text dưới tiêu đề, bạn cũng có thể xóa nó nếu bạn muốn.
  • Thay đổi nội dung của button – nút điều hướng – thường dẫn đến trang sản phẩm hoặc trang quan trọng nhất của bạn.

Bên dưới, bạn có thể tùy chỉnh các thành phần khác của trang chủ, ví dụ: Giới thiệu, Team (đội nhóm), Chứng nhận, Liên hệ,… sao cho phù hợp hơn với nhu cầu của bạn:

Huong dan tao website bang WordPress - img 25 - tuy chinh cac thanh phan noi dung trang chu

Sau khi hoàn thành, đừng quên nhấn vào nút Publish (Xuất bản) ở trên cùng.

Lap trang web bang WordPress - img 26 - nhan chuot vao nut public de ap dung cac thay doi cho trang chu

Thay đổi typography (kiểu chữ).

Để thay đổi kiểu chữ của trang web, bạn tìm đến phần Appearance Settings  (Cài đặt Giao diện) → Typography (Kiểu chữ). Tại đây, bạn có thể chọn font tùy ý thích của bạn và xem nó thay đổi như thế nào trên website.

Cach tao web tren WordPress - img 27 - tuy chinh Typography (kieu chu)

Thay đổi màu sắc.

Thay đổi màu sắc của trang web bằng cách vào mục Colors (Màu sắc). Tại đây, bạn có hể tùy chỉnh màu sắc chủ đạo của website, ngoài ra, bạn cũng có thể thay đổi Accent Color (màu sắc nổi bật) cho các nút và liên kết.

Tao website bang WordPress - img 28 - thay doi mau sac

Ngoài ra, bạn còn có thể tùy chỉnh rất nhiều yếu tố khác như bố cục, cách hiển thị danh sách blog, hình nền, và nhiều tính năng khác, giúp giao diện website trông chuyên nghiệp hơn.

Bước 5: Cài đặt plugin – tiện ích mở rộng

Các plugin trong WordPress tương tự như các ứng dụng trên chiếc smartphone của bạn. 📱

Điều tuyệt vời là bạn không cần phải biết về code, chỉ cần tìm đúng plugin bạn cần và chúng sẽ làm cho trang web của bạn sẽ có thêm các tính năng mạnh mẽ hơn.

Dưới đây là danh sách các plugin bạn nên xem xét cài đặt – tốt nhất là chúng đều miễn phí:

  • Yoast SEO: Tối ưu hóa SEO cho website.
  • Google Analytics cho WordPress: Kết nối trang web với dịch vụ phân tích traffic của google.
  • Wordfence Security: Tăng cường bảo mật cho website.
  • UpdraftPlus: Tự động sao lưu.
  • Optimole: Tối ưu hóa hình ảnh.
  • WPForms: Thêm form (biểu mẫu) liên hệ vào trang web của bạn để khách hàng (hoặc độc giả) có thể liên hệ với bạn một cách dễ dàng hơn.
  • ….

Cài đặt plugin rất đơn giản. Nếu đó là phiên bản miễn phí, bạn chỉ cần biết tên của plugin.

Từ Dashboard, tìm đén mục PluginsAdd New (thêm mới). Sau đó, nhập tên của plugin bạn muốn cài đặt vào ô tìm kiếm, sau đó nhấn Install (cài đặt) và Activate (kích hoạt).

Bước 6: Tạo các Page (trang) cơ bản

Có một số Page (trang) mà bấy kỳ trang web nào cũng đều nên có.

Nhưng trước hết, hãy tìm hiểu cách tạo một Page (trang):

Để làm điều đó, đơn giản hãy vào Dashboard, sau đó chọn Pages (Trang) → Add New (Thêm Mới). Bạn sẽ thấy màn hình như sau:

Lam web bang WordPress - img 29 - cach tao page trong wordpress

Giải thích:

  • (1) Nơi đặt tiêu đề của Page.
  • (2) Phần thân trang – nội dung chính của trang. Giao diện này rất giống với MS Word. Bạn có tất cả các tính năng định dạng văn bản cơ bản (như in đậm, in nghiêng, căn chỉnh văn bản sang trái/phải/giữa, tạo danh sách,…).
  • (3) Chèn ảnh (hoặc video) vào nội dung của page. Bạn có thể thêm hình ảnh bằng cách nhấn vào nút này.
  • (4) Chuyển đổi giữa Trình Soạn Thảo Văn Bản (Text / HTML) và Trình Soạn Thảo Trực Quan (Visual). Bạn chỉ nên sử dụng trình soạn thảo Văn bản đã quen thuộc với mã HTML.
  • (5) Phần Xuất bản. Sau khi hoàn thiện nội dung cho Page, bạn click vào nút Publish (xuất bản) để xuất bản nội dung.
  • (6) Nơi bạn quyết định có cho phép bình luận hay không. Phần cài đặt “trackbacks & pingbacks” bạn có thể để trống.
  • (7) Click vào để cài đặt ảnh đại diện (featured image) cho page.

Dưới đây là danh sách các page (trang) bạn nên xem xét tạo:

  • Giới thiệu (hoặc Về chúng tôi) – Đây thực sự là một trang rất quan trọng đối với mọi website – Là nơi bạn kể câu chuyện về trang web và lý do người ta nên quan tâm.
  • Liên hệ – Nơi bạn cho hiển thị thông tin liên hệ, bạn có thể có thể tạo form (biểu mẫu) liên hệ một cách chuyên nghiệp bằng cách sử dụng plugin WPForms.
  • Chính sách bảo mật – Đây cũng là 1 trang quan trọng đối với bất kỳ website nào.
  • Hồ sơ (hồ sơ doanh nghiệp / hồ sơ năng lực) – Nơi bạn có thể show ra các công việc, dự án mà bạn (hoặc doanh nghiệp bạn) đã thực hiện.
  • Shop / Cửa hàng – Nếu bạn muốn bán sản phẩm như một trang web thương mại điện tử, bạn cần cài đăt thêm plugin WooCommerce (hoặc 1 plugin tương tự khác).
  • Câu hỏi thường gặp – Nếu trang web đòi hỏi thông tin bổ sung cho người dùng tiềm năng.

Sau khi hoàn thành các trang này, bạn cũng có thể xem danh sách các trang quan trọng khác để bổ sung vào trang web của bạn. Điều này có thể giúp bạn tạo nên một trang web đầy đủ và hữu ích.

Bước 7: Xem xét việc xây dựng blog

Blogging (hoặc còn gọi là Content Marketing “tiếp thị nội dung” ) là một trong những cách hiệu quả nhất để quảng bá trang web của bạn cũng như các sản phẩm bạn muốn bán thông qua trang web đó.

Việc xây dựng blog cho website không khó. Bạn chỉ cần viết và đăng các bài viết liên quan đến chủ đề của trang web và thường xuyên cập nhật.

Về mặt kỹ thuật, WordPress đã tích hợp sẵn các công cụ cho việc blogging ngay từ những ngày đầu.

Để tạo một bài viết blog mới, bạn chỉ cần truy cập Post (Bài viết) → Add New (Thêm mới).

Cách tạo một bài viết blog mới cũng tương tự như tạo một Page mới, với giao diện chỉnh sửa giống nhau (xem hình bên dưới), và các tùy chọn cũng tương tự.

Lam web WordPress - img 30 - cach tao post trong wordpress

Một trong những điểm khác biệt nhỏ là bạn cũng có thể gán cho post vào các Categories (danh mục) và Tags (thẻ).

Sau khi bạn đã hoàn tất việc soạn thảo 1 bài đăng blog, hãy nhấp vào Publish (Xuất bản).

Bước 8: Tùy chỉnh Menu và Widget (điều hướng)

Sau khi bạn đã tạo các trang quan trọng (bao gồm blog nếu có), bây giờ là lúc bạn cần điều chỉnh menu và widget để giúp người dùng dễ dàng truy cập hơn website của bạn hơn.

Trước tiên hãy chỉnh sửa Menu.

1. Menu

Tùy thuộc vào theme mà bạn chọn, bạn sẽ có những cách khác nhau để cài đặt menu. Dưới đây là ví dụ đối với theme Hestia:

Vào phần Appearance (Giao diện) → Menu.

Giao diện phần này sẽ trông như sau:

Cach tao website bang WordPress - img 31 - cach tuy chinh menu

Bên trái, bạn sẽ thấy danh sách các trang có thể thêm vào menu. Bên phải là cấu trúc menu và các tùy chọn.

Hãy bắt đầu bằng cách chọn một số trang quan trọng và thêm chúng vào menu. Ví dụ như Home, About, Contact,…

Điều tuyệt vời là bạn có thể kéo và thả các mục menu để sắp xếp lại thứ tự.

Sau khi hoàn tất, hãy chọn vị trí mà bạn muốn menu sẽ xuất hiện. Thông thường, Primary Menu (Menu chính) là menu được hiển thị ở phía trên cùng của trang web. Nhấp vào Save Menu (Lưu menu) để hoàn tất.

💡 Lưu ý. Bạn cũng có thể tạo các menu bổ sung. Chỉ cần nhấp vào Create a new menu (tạo menu mới) để tạo thêm 1 menu khác. Mỗi menu có thể được hiển thị ở vị trí khác nhau. Ví dụ, bạn có thể gán menu mới cho Footer Menu (Menu chân trang).

Hãy kiểm tra lại menu mà bạn vừa chỉnh sửa bằng cách truy cập trang web của mình.

Tao website WordPress - img 32 - menu da thay doi

2. Widget

Widget là một tính năng hữu ích trong WordPress. Một widget là một khối nội dung nhỏ có thể hiển thị ở nhiều vị trí trên trang web.

Các vị trí thông thường cho các khối này là tại sidebar (thanh bên) hoặc footer chân trang của website.

Để xem và đặt widget, vào Appearance (Giao diện) → Widget. Bạn sẽ thấy giao diện như sau:

Huong dan lam website bang WordPress - img 33 - tuy chinh widget

Theme Hestia cũng cho phép bạn cài đặt một số vị trí widget khác (khôg phải sidebar hoặc footer).

Để thêm một widget vào sidebar hoặc footer, bạn chỉ cần tìm và kéo thả nó từ bên trái sang bên phải.

Ví dụ như hình bên dưới, sau khi thêm Search (thanh tìm kiếm), Recent Post (bài viết gần đây), Archive (lưu trữ) và Categories (danh mục) vào sidebar.

Huong dan tao website bang WordPress - img 34 - widget sidebar da thay doi

Ok, sau khi cài đặt các Widget, trang web của bạn về cơ bản đã hoàn thiện!

FAQs – Một số câu hỏi thường gặp về “Cách lập trang web bằng WordPress”

WordPress là gì?

WordPress là một hệ thống quản lý nội dung (CMS) miễn phí và mã nguồn mở, giúp bạn tạo và quản lý website một cách dễ dàng mà không cần phải có kiến thức về lập trình web. Đây là một trong những nền tảng phổ biến nhất, phù hợp từ blog cá nhân đến trang web chuyên nghiệp.

Chi phí xây dựng website WordPress là bao nhiêu?

Chi phí xây dựng website WordPress thay đổi tùy theo nhu cầu. WordPress là miễn phí, nhưng bạn cần trả tiền cho hosting, thường từ 3 USD mỗi tháng. Bạn cũng có thể cần mua theme hoặc plugin cao cấp để tùy chỉnh nâng cao cho website.

Cần phải biết code để sử dụng WordPress không?

Không cần biết code để sử dụng WordPress. Mặc dù kiến thức về code có thể hữu ích cho việc tùy chỉnh và sửa lỗi, nhưng không cần thiết để xây dựng các trang web hoặc blog cơ bản.

Làm thế nào để cài đặt WordPress?

Hầu hết các nhà cung cấp hosting đều đã hỗ trợ tính năng one-click WordPress. Sau khi đăng nhập hosting, bạn có thể tìm đến biểu tượng WordPress để bắt đầu cài đặt.

Theme là gì và tìm theme ở đâu?

Theme là một bộ template (mẫu) và stylesheet được xây dựng sẵn để thiết lập giao diện cho website WordPress. Bạn có thể tìm theme miễn phí hoặc cao cấp trong thư mục theme WordPress hoặc trên các trang web của bên thứ ba như: themeforest.net

Làm thế nào để tối ưu hóa SEO cho website WordPress?

WordPress đã tích hợp khả năng tối ưu hóa SEO rất tốt. Bạn cũng có thể sử dụng các plugin SEO như Yoast SEO hoặc Rank Math để nâng cao hiệu quả SEO cho trang web WordPress của bạn.

Có thể tạo website thương mại điện tử bằng WordPress không?

Có, hoàn toàn có thể, WooCommerce là plugin thương mại điện tử phổ biến nhất, cung cấp tất cả các tính năng cần thiết để tạo một website thương mại điện tử – bán hàng online.

Kết luận 🏁

Vậy là bạn đã học được cách tạo website WordPress rồi đấy! Thật tuyệt vời! 🍾🎊

Tôi có thể một lần nữa khẳng định với bạn rằng việc tạo website bằng WordPress là giải pháp tiết kiệm chi phí nhất hiện nay.

Nếu bạn quan tâm đến việc quảng bá, kiếm tiền hoặc tăng lưu lượng truy cập cho website của mình, hãy đọc các hướng dẫn khác trên blog của chúng tôi.

Và nếu có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến “cách tạo website bằng WordPress“, đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất!

Tags:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *